Thông tin tổng quan về vi khuẩn HP – Helicobacter Pylori, những hiểu biết về tác động của vi khuẩn HP với người bị viêm loét dạ dày hành tá tràng
Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn được tìm thấy trong dạ dày và nó hiện diện trong hơn nửa dân số thế giới, khi các nhà nghiên cứu phát hiện ra khuẩn HP trong dạ dày đã thay đổi nhiều sự hiểu biết về loét và viêm teo niêm mạc dạ dày.
Năm 1940 Freedberg công bố một loại xoắn khuẩn trên niêm mạc dạ dày bị cắt bỏ đến năm 1983 B. Marshall và R. warren phát hiện và phân lập được vi khuẩn HP ban đầu gọi là Campylobacter like organism sau đó mới đổi tên thành Helicobacter Pylori.
Tháng 7/1992 tại hội thảo quốc tế tổ chức ở Dublin, Ireland đã đưa ra kết luận vi khuẩn HP đóng vai trò quan trọng là nguyên nhân gây viêm dạ dày mạn, loét dạ dày tá tràng, vi khuẩn HP được cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế xếp trong nhóm I nguyên nhân gây ung thư dạ dày.
Ở Việt Nam thống kê cho thấy hàng năm có 15.000 đến 20.000 người bị ung thư dạ dày nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu là khuẩn Helicobacter Pylori , ngoài ra nó còn liên quan trực tiếp đến viêm loét dạ dày tá tràng, viêm teo niêm mạc và chuyển sản ruột. Những người trên 40 tuổi tỷ lệ nhiễm khuẩn HP 72%, những người dưới 40 tuổi 58%. Tỷ lệ người viêm loét dạ dày tá tràng chứa khuẩn Helicobacter Pylori đến 98.2%, người khoẻ mạnh có 77.4%, trẻ em 83.2%.
Xem thêm: bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Tỷ lệ nhiểm khuẩn H.pylori ở các nước phát triển, trẻ em dưới 10 tuổi chỉ 3-5% nhưng tăng đến 10% ở lứa tuổi 18-30 và 50% đối với những người trên 60 tuổi. Ở các nước đang phát triển tỷ lệ nhiễm khuẩn H.Pylori trước 3 tháng, lên đến 2 tuổi tỷ lệ nhiễm 20-40%, độ tuổi từ 2-4 tuổi tốc độ nhiễm tăng từ 40-60% tuỳ từng khu vực. Ở giai đoạn tuổi 15-18 tuổi tỷ lệ 60-85% còn đối với người lớn tỷ lệ dao động từ 80-95%.
Tần xuất nhiễm vi khuẩn HP ở các nước đang phát triển 1-5%/người/năm, tần suất nhiễm mới ở trẻ em tại các nước phát triển 1%/người/Năm, mức độ nhiễm duy trì ở người lớn 1%/người/Năm.
Xem thêm: Vi khuẩn HP là gì?