Viêm dạ dày mạn các loại viêm dạ dày mạn thường gặp nguyên nhân gây ra và cách phương pháp chuẩn đoán bệnh viêm dạ dày mạn mới hiện nay
Viêm dạ dày mạn có thể gặp ở 2 dạng phố biến, viêm dạ dày mạn loại A (Type A), Viêm dạ dày mạn loại B (type B).
Viêm dạ dày mạn loại A là hiện tượng viêm vùng thân và đáy của dạ dày, có yếu tố tự miễn có thể viêm dạ dày dạng nông cũng có thể viêm dạ dày dạng teo hoặc bị teo dạ dày. Khi bị viêm dạ dày dạng này thường kèm theo thiếu máu ác tính, yếu tố tự miễn được sinh ra do xuất hiện kháng thể kháng tế bảo thành và kháng yếu tố nội làm sản sinh cơ chế tự miễn, 20% người trên 60 tuổi thường mắc loại bệnh này. Phương pháp chuẩn đoán viêm dạ dày mạn loại A là sử dụng phương pháp nội soi và sinh thiết.
Viêm dạ dày mạn
Viêm dạ dày mạn loại B là viêm dạ dày vùng hang vị, viêm dạ dày do nhiễm khuẩn HP (Helicobacter Pylori) chiếm đến 80% người bị viêm dạ dày mạn đa số gặp ở trẻ em. Khuẩn HP sống cố định trên các phức hợp nối kết làm vỡ các cầu nối liên bào và tiết dầy đặc các chất nhầy trung tính, các tế nào bung ra để lộ lớp dưới niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó các potease của khuẩn HP làm gia tặng sự khuếch tán các Ion H+ gây phá vỡ các Plycoprotein làm giảm tính nhầy trên lớp niêm mạc.
Biến chứng của viêm dạ dày mạn loại B (type B) có thể dẫn đến teo dạ dày hoặc teo hoàn toàn dạ dày, nang bạch huyết dạ dày, u limpho tế bào B dạ dày, dịch vị có cung cấp lượng acid dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng và bệnh ung thư dạ dày.
Phương pháp chuẩn đoán bệnh viêm dạ dày mạn loại B (Type B) bằng nội soi và sinh thiết hoặc test nhanh Urease được thực hiện nhanh trên các mảng sinh thiết của niêm mạc dạ dày. Một phương pháp khác là test thở Ure và xét nghiệm tìm kháng thể kháng khuẩn HP trong máu hay cấy tìm HP.
Triệu chứng của viêm dạ dày mạn: khó chịu vùng thượng vị và ăn khó tiêu.
Những phân loại trên chỉ là cơ bản chưa được rõ ràng lắm một số trường hợp người ta còn phân chia viêm dạ dày do trào ngược dạ dày nguyên nhân là trào ngược dịch mật từ tá tràng vào dạ dày gây viêm ống tuyến môn vị, vùng tiền môn vị. Triệu chứng không rõ ràng thường kèm loét dạ dày. Bệnh dạ dày dày xung huyết hay tăng áp cửa đây không phải làm một phản ứng viêm vì không thấy sự thâm nhiễm các tế bào viêm ở lớp niêm mạc dạ dày cũng như lớp hạ của niêm mạc dạ dày. Bệnh dạ dày xung huyết là một biến chứng hay hậu quả của tăng áp của hay xơ gan. Một số trường hợp làm triệt để tĩnh mạch trướng thực quản qua nội soi thường dẫn đến xung huyết dạ dày sau phản ứng này.
Xem thêm: Loét dạ dày