Bệnh viêm dạ dày có khó chữa không?

Bệnh viêm dạ dày, nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày, cách phát hiện bệnh viêm dạ dày và hướng dẫn cách chăm sóc điều trị cho người bị bệnh viêm dạ dày ngay tại nhà

Bệnh viêm dạ dày là chứng kích ứng lớp lót dạ dày. Bệnh này có thể là cấp tính (mới) hoặc mạn tính (tồn tại trong thời gian dài). Bệnh viêm dạ dày có thể do  uống rượu quá nhiều hoặc sử dụng các loại thuốc kháng viêm quá nhiều (chẳng hạn như aspirin, ibuprofen, hoặc prednisone). Nhiễm H pylori cũng có thể gây ra viêm dạ dày mạn tính.

Viêm dạ dày sẽ dẫn đến đau tức hoặc đau rát ở phần bụng trên. Những triệu chứng khác gồm có buồn nôn, ói mửa, mất cảm giác thèm ăn, ợ hoặc trướng bụng. Nôn ra máu hoặc trong phân (màu đỏ hoặc đen) là dấu hiệu của xuất huyết dạ dày. Nếu bạn gặp hiện tượng này cần phải tới ngay trung tâm y tế hay bệnh viêm được chăm sóc, điều trị.

Xét nghiệm xem có H pylori hay không để sàng lọc bệnh nhiễm khuẩn. Nếu không phát hiện nhiễm khuẩn, có thể điều trị bệnh viêm dạ dày bằng cách chặn đứng nguyên nhân gây bệnh và điều trị bằng các loại thuốc chống acid cùng với một loại thuốc chặn acid. Nếu phát hiện nhiễm H pylori, bác sĩ cũng sẽ kê các loại thuốc kháng sinh. Những người từ 55 tuổi trở lên có thể được tiến hành các xét nghiệm khác trước khi bắt đầu điều trị.

Có hai phương pháp xét nghiệm thường gặp được sử dụng để chuẩn đoán  triệu chứng của bạn. Chụp GI thượng (phần trên dạ dày-ruột) là chụp X quang sau khi bạn uống một loại chất lỏng đục có tên là barium. Chất lỏng này bao phủ dạ dày và cho phép bác sĩ quan sát bất kỳ phần nào trong dạ dày trên phim X quang. Một phương pháp xét nghiệm khác được gọi là nội soi (endoscopy), trong đó một ống dài nhỏ được gọi là dụng cụ nội soi (endoscope) được đưa qua cổ họng của bạn vào dạ dày. Có một chiếc camera ở đầu dụng cụ cho phép bác sĩ quan sát bên trong dạ dày để kiểm tra nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng của bạn.

Benh Viem Da Day

Bệnh viêm dạ dày

Chăm Sóc người bị bệnh viêm dạ dày ở nhà

Uống thuốc  theo toa  của bác sĩ trong quá trình điều trị nếu  bạn thấy khỏe hơn hoặc không đua nữa thì vẫn nên duy trì uống hết toa thuốc. Uống thuốc này  vài ngày để kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng của bạn. Nếu bạn không đủ tiền mua thuốc hết toa, bạn có thể thử mua các loại thuốc chặn acid tự do chẳng hạn như: Pepcid AC, Tagamet, Zantac, hoặc Aciphex. Nếu những thuốc này không làm giảm các triệu chứng của bạn, có thể thử một loại thuốc chặn acid mạnh hơn, chẳng hạn như Prilosec OTC.

Nếu bạn đã được kê một loại thuốc kháng sinh để điều trị chứng nhiễm H pylori, hãy uống thuốc đầy đủ. Xin lưu ý bạn phải uống thuốc đầy đủ ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe hơn, đã giảm đau. Nếu bạn ngừng sử dụng thuốc quá sớm, bệnh nhiễm khuẩn đó có thể tái phát và khó điều trị hơn.

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc chống acid (antacids), chẳng hạn như Tums, Rolaids, Mylanta, hoặc Maalox, để giảm đau. Điều này sẽ giúp ích trong vài ngày đầu tiên khi các loại thuốc chặn đó chưa bắt đầu có tác dụng. Hãy tuân theo hướng dẫn trên nhãn thuốc. Các loại thuốc chống acid dạng lỏng có thể có tác dụng tốt hơn các loại thuốc viên.

Lưu ý rằng các thuốc chống acid có thể làm giảm việc hấp thu của những loại thuốc khác. Cụ thể là, không uống Tagamet (cimetidine), Zantac (ranitidine), hoặc Carafate (sucralfate) trong vòng 1 giờ sau khi sử dụng một loại thuốc acid. Hãy trao đổi với dược sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào.

Các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày có thể bị nặng hơn nếu  ăn những loại thức ăn nhất định. Hạn chế hoặc tránh các loại thức ăn có chất béo, chiên, và có gia vị, chẳng hạn như cà phê, sô cô la, bạc hà, và các loại thức ăn có hàm lượng acid cao chẳng hạn như khoai tây và quả cũng như nước các loài thuộc chi cam chanh (cam, bưởi, chanh).

Kiêng rượu, cà phê, và thuốc lá, những thứ này có thể làm chậm quá trình lành bệnh.

Tránh dùng aspirin và các loại thuốc kháng viêm chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin) và naproxen (Naprosyn, Aleve). Acetaminophen (Tylenol). Không sử dụng nhiều hơn liều lượng ghi trên nhãn.

Xem thêm: Loét dạ dày

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BẤM GỌI TƯ VẤN NGAY